Hà nội ngày 10/2/1999
Kính gửi: nhà xuất bản
quân đội nhân dân
Ngày 24 tháng 8 năm 1998, nhân dịp
kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống bộ đội xăng dầu, tôi có được biếu quyển “Dòng
sông không có đôi bờ” mà tác giả Trần Nhương ghi: “ Kính tặng bộ đội xăng dầu
anh hung”. Đọc xong hy vọng chờ đón tình cảm tác giả bị tiêu tan, nay với tư
cách một độc giả có tham gia đội ngũ xây dựng mạng đường ống dẫn dầu quân đội từ
đầu đến cuối, tôi xin hỏi tác giả và nhà xuất bản mốt số vấn đề như sau, mong
được giải đáp:
1. Tác
giả hư cấu: Tình trạng công trường sau gần 3 tháng triển khai vẫn bất động, tác
giả viết : “ Thời hạn 3 tháng sắp hết…quân
số phần thì bị thương, phần thì ốm, phần đào ngũ nên tốc độ thi công chậm lại….đường
ống vượt sông Lam còn gác trên bãi cát (trang 110 từ dòng 5 đến dòng 9).
Sự thực thì công
trường 12/6/1968 hành quân, ngày 14/6/1968 đến địa điểm, ngày 22/6/2968 kéo đường
ống vượt sông Lam, ngày 25/7/1968 bơm thử
nước, sau đó bơm xăng, làm thêm tuyến rẽ TF5 để rút xăng bằng ca nô đi theo
sông Ngàn Trươi, ngày 10/8/1968 đã bơm xăng ổn định cho tuyến Tổng cục Tiền
phương và 559 (xem lịch sử ngành xăng dầu tập 1 trang 124 dòng 15).
Như vậy chưa đầy
2 tháng triển khai công trường đã hoàn thành nhiệm vụ, cấp trên điện khen, công
trường phấn khởi, tác giả lại hư cấu ra tình huống bi đát đó nhằm mục đích gì?
Xin nhắc lại thời
hạn 3 tháng là do giới hạn của thời tiết, từ tháng 8 dương lịch trở đi khu 4
mưa to, giữa 2 con sông nước lớn, không còn thời cơ thi công nên do chuẩn bị tốt,
tinh thần toàn công trường quyết tâm, cấp trên, đơn vị bạn, nhân dân hết lòng
giúp đỡ để công trình chóng hoàn thành vì hằng
ngày địch đánh phá ác liệt, phía trong thiếu xăng trầm trọng, mong mỏi
công trình hoàn thành sớm từng ngày một, vậy hư cấu tình huống xấu này để làm
gì?
2. Tác
giả hư cấu kéo ống qua sông Lam lần thứ nhất thất bại (chương 8, từ trang 97 đến
trang 109)
Sự thực là công
trường kéo ống qua sông Lam đêm 22/6/1968 (tức 27 tháng 5 năm Mậu Thân) chỉ kéo
một lần là thành công.
Tất cả là do
công tác khảo sát, thiết kế và biện pháp thi công đã làm chu đáo từ trước, đã
thông qua Chủ nhiệm Tổng cụ hậu cần về mặt tổng thể, thông qua đồng chí Trần Đại
Nghĩa Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần về trình bày kỹ thuật, ngày 8/6/1968 ( có cả tham mưu trưởng hậu cần
Hoàng Điềm dự) đã lấy ý kiến kỹ sư về biện pháp kéo vượt sông ngày 13/6/1968
lúc hành quân dừng lại ở rừng Tân Kỳ ( Nghệ An), ngày 21/6/1968 thợ lặn sâu đã
vào, thiết bị kéo tính 1 xe tải song tối hôm trước địch đánh phá thị xã Nam Đàn
xe không qua phà được nên đã thống nhất
dùng 1 xe con và 50 người đảm bảo lực kéo (kể cả hệ số khởi động khoảng 48 mã lực).Ban
chỉ huy công trường chấp hành lệnh nghiêm chỉnh ( thiết kế đã thông qua quân lệnh),
không có tình trạng bàn cãi lung tung như tác giả mô tả, có cảm giác như chỉ
huy trưởng giống như Đon Ki hô tê đánh
nhau với cối xay gió.
Đêm ấy sau lúc
sáng 22/6/1968 thống nhất thiết bị kéo là tôi sang bờ Bắc và ở đó cho đến sáng
hôm sau, chủ yếu là đảm bảo chọn vật tư, joăng đệm, ngoàm thật tốt, động viên
tinh thần trách nhiệm và thao tác lắp ráp tốt, vệ sinh công nghiệp cao đảm bảo
gần 100 mối lắp ráp chất lượng đảm bảo tuyệt đối, lúc bờ Nam kéo dài thì phối hợp
( qua điện thoại) lắp nối các đoạn ống, lực kéo theo dõi tình hình đôn đôc thợ
lặn đi theo phao, lúc xe lùi lại khởi động kéo đợt mới hoặc có vướng mắc mô đá con ( đá to không có)
thì gỡ nâng lên cho bờ nam kéo, đến sáng tờ mờ thì qua sông, tôi còn ở lại đôn
đốc nối ống chôn lấp tuyến phía Bắc, 7 h sáng sang tuyến phía Nam gặp kỹ sư Võ
Thư Thành bàn việc lắp tiếp và chôn lấp tuyến trên bờ, cả quá trình , cả quá
trình kéo ống tôi còn nhớ rất rõ vậy xin hỏi: tác giả hư cấu kéo ống lần 1 thất
bại nhằm mục đích và có dụng ý gì?
3. Tác
giả hư cấu ra nhiều biện pháp kỹ thuật đã thực tế không áp dụng ở công trình
X42 như:
-
Trang 16 tác giả viết ( qua kỹ sư hư cấu Lê Hòa)
ở Liên Xô dùng máy bay nâng ống lúc qua sông, lúc đó có 2 người học ở Liên Xô dở
dang rồi về học tiếp ở Trung Quốc, chỉ mới có quyền điều lệnh sử dụng bộ đường ống
dã chiến MnT – 100 thì không có ghi biện pháp ấy mà chỉ có thi công cơ giới,
chuyên gia thì huấn luyện theo điều lệnh, vậy tác giả đưa ra biên pháp ấy nhằm
mục đích gì khi mà thực tế dùng máy bay nâng cả bó ống thì vô nghĩa, nâng một
đoạn dài ống lắp sẵn thì bị bẽ gãy, mà thực ra ngay Liên Xô cũng không làm.
-
Trang 100 tác giả hư cấu qua nhân vật Cù Văn
Thao và viết : Đúng quy trình kỹ thuật là phải bơm nước xà phòng xem joăng
ngoàm có kín không rồi còn bọc nhựa đường và sơn chống rỉ, ai cũng biết rõ đúng
qui trình là dùng máy nén và con thoi có đồng vị phóng xạ và có máy dò con
thoi, song ta khôn có thiết bị đó nên vận dụng dùng nước để làm sạch ống và thử
độ kín.
Chất bẩn là vô cơ ( đất, cát, đá) và cơ học (….tất
tay….)chứ không phải hữu cơ và dùng xà phòng, bơm nước xà phòng sau bơm xăng có
ảnh hưởng không còn cần nghiên cứu, ống dã chiến bằng thép CT-10 không rỉ, sao
lại phải sơn chống rỉ và bọc nhựa đường, biện pháp dùng cho ống Hàn.Vậy tác giả
đề ra biện pháp đó nhằm mục đích gì.
-
Ở trang 131 tác giả viết qua nhân vật Cù Văn
Thao hư cấu: Trước khi tiến hành kéo phải nổ bộc phá dọn sạch lòng sông và Cù
Văn Thao “ hướng dẫn cách làm bộc phá và được phân công đốt giây cháy chậm” !
Thực tế lúc đội khảo sát đáy sông lập mặt cắt chố tuyến
ống đi không có hòn đá lớn, chỉ cần kéo ống qua sông nằm sát đáy rồi phù sa lấp
lên là được, đánh bộc phá là một môn học của công binh phải tính toán theo nhiều
yếu tố, chứ nói ra mà làm ngay tại chỗ thì nguy hiểm quá.Vây tác giả hư cấu để làm
gì?
-
Ở trang 131 tác giả viết qua nhân vật hư cấu
Nghiêm đề xuất: ống được kéo qua sông nhờ phương pháp kéo võng qua 3 điểm tựa:
1 là bờ Bắc, 1 là 2 thuyền nan liên kết bằng thanh tre gá ống lên( cút chữ T),
một điểm tựa nửa xe nối giây cáp.Tác giả nghĩ “ cáng võng” nửa chìm nửa nổi như
thế là thuận lợi song thực tế là khó khăn vì trọng lượng ống và tốc độ nước chảy
sẽ xô ống xuống hạ lưu và nhấn chìm 2 thuyền nan ( ở khu 4 thường chỉ có thuyền
gỗ). Thực tế không áp dụng như vậy, hư cấu để làm gì?
-
Ở trang 98, chỉ huy trưởng ra lệnh (theo tác giả
hư cấu), tác giả viết: Khẩn trương lắp nối
chiều dài qua sông và tiến hành nối cáp để kéo (going 18)
Trong lúc đó Nghiềm thì phản đối, Cù Văn Thao thì ba
phải!
Ai cũng bắt kéo như thế thì lực kéo không đủ vì phải
kéo một lúc 300 m ống và 300 m cáp ( phi cáp là 31,8 mm trọng lượng là 0,74
Kg/m) ngày từ đầu (về sau có thể cáp ngắn lại) vả lại phải lắp ráp trước trong
ngày thì lộ bí mật, đầu đêm vẫn lắp vừa thử vừa kéo là không kịp trong đêm, để
đến hôm sau không kịp kéo ngày mà để qua đêm 2 giờ bất động, phù sa lấp đầy hôm
sau kéo tiếp phụ tải rất nặng, tháo ra thì nhiều công, bỏ thì lãng phí …..tuy mới
về công trường tháng 6/1968, chỉ huy trưởng cũng không thể ra lệnh liều như
trên đấy.
Tạm nhặt ra 6 ý kiến tác giả qua một số nhân vật hư cấu
đặt ra (trong nhiều ý kiến khác nữa…) về mặt kỹ thuật mà thực tế không áp dụng
trên công trường X42, một số thì trong quyển đường ống dã chiến năm 1968 tôi mới
in sau lúc soạn thảo để làm tài liệu
huấn luyện cho anh em kỹ sư và cán bộ kỹ thuật để huy động ở các trường đại học,
công ty gang thép Thái Nguyên và công ty thanh Quảng Ninh về và làm căn cứ cho
tính toàn thiết kế, trải qua thực tiễn công tác năm 1974 Cục Xăng dầu Tổng cục
Hậu cần đã cho in, tôi nghỉ sau gần 30 năm không biết tác giả lại tham gia nhắc
lại một số biện pháp nói và thực hiện ( hư cấu)
rất giản đơn như trên trong lúc viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử thì có
ý nghĩa gì? Cho nên xin tác giả và nhà xuất bản cho biết mục đích và dụng ý các
biện pháp kỹ thuật hư cấu trên.
4. Tác
giả hư cấu chỉ huy trưởng Mai Phúc chỉ huy vận hành công trình X42 lúc thi công
xong ( trang 158 đến 172, chương 13).
Việc này tôi trực
tiếp được ban chỉ huy phân công và cũng hợp lý vì là phó chỉ huy chịu trách nhiệm
khảo sát, thiết kế, tham gia chỉ đạo thi công và lại là cán bộ kỹ thuật có học về bơm, về đường ống, về
kho, nắm vững sơ đồ thiết kế thì phải chịu
trách nhiệm vận hành, không phải cho oai mà chủ yếu là để lúc có sự cố thì có
thể phán đoán tình huống xảy ra chính xác mà ứng phó, đó là trách nhiệm không
thể thoái thác.
Lúc ấy máy điện
thoại chỉ huy vận hành của tôi bố trí dưới hầm chữ A trong nhà dân ở Nam đông
và chỉ huy vận hành làm đầy nước, rửa ống, thử áp suất rồi chấn chỉnh các tồn tại
và bước vào vận hành xăng mất cả thảy 3 ngày 4 đêm, kẻng báo động luôn nên
không thể ngồi trên nhà “ Tổng hành dinh” có treo bản đồ như tác giả mô tả. Lúc
đó các anh chỉ huy trưởng, chính ủy,…đề có máy bắt song song với mày điện thoại của tôi để theo
dõi. Đến lúc vận hành xăng, lúc dòng xăng đến Nam đông thì chỉ huy trưởng đi
theo dòng xăng đến kho cuối ở Nga lộc và lấy được can xăng công trình X42 bơm đến
lần đầu để lưu niệm và báo cáo cấp trên. Vì lần đầu tiên vận hành nên người chỉ
huy chung cũng như người chỉ huy cũng như chỉ huy các phân đội: kho trạm bơm, thông tin với mạng
thông tin âm tần đều gặp khó khăn nắm về
báo cáo tình hình, nhất là áp suất vào, áp suất ra của trạm bơm….chứ không phải
đơn giản như mô tả, vả lại hôm ấy địch không đánh trúng tuyến chứ đánh trúng
tuyến thì xử lý phải chu đáo triệt để hơn chứ không đơn giản như tác giả hư cấu.
Về sau có qui chế vận hành song có những lần vận hành thử mấu chốt tôi đều chỉ
huy.
5. Về
cách tác giả khắc họa tính cách những nhân vật hư cấu trong chuyện chắc có nhiều
ý kiến bạn đọc khác, ở đây tôi chỉ nêu ý kiến về cách mô tả chủ nhiệm Tổng cục
hậu cần hồi ấy (1968) nếu như tên gọi nửa giả nửa thật tác giả đặt ra chỉ ông ấy:
-
Nói về chuyên gia không vào công trường tác giả
viết qua nhân vật hư cấu Đinh Lê: “ nợ các đếch gì chứ nợ xương máu là kẹt lắm”
(trang 30,dòng 14), chuyên gia ký theo nghị định thư là sang huấn luyện chuyển
giao kỹ thuật chứ không phải vào vậndụng tại chiến trường, chủ nhiệm tổng cục Hậu
cần và cả tôi là bạn học của chuyên gia đều rõ điều đó, chuyên gia đã kí theo nghị định thư, là sang huấn luyện chuyển
giao kỹ thuật chứ không phải vào vận dụng tại chiến trường, chủ nhiệm Tổng cục
hậu cần và cả tôi là bạn học của chuyên gia đều rõ điều đó , chuyên gia đã làm
tốt nhiệm vụ, gán cho Đinh Lê nói như vậy là không phải là lời nói của một cấp
tướng có hiểu biết.
-
Hư cấu Đinh Lê đánh điện: Khó khăn thì kéo quân
ra , làm ở hậu phương rút kinh nghiệm rồi vào làm sau”. Làm gì mới sau 8 ngày hành quân triển khai đã kéo ống qua sông
Lam xong đã vội đánh điện cho rút quân từ
vùng có chiến sự ra vùng tạm ngừng ném bom! Tư duy cấp tướng đâu đến non
như vậy, chưa hết trong lúc hư cấu Đinh
Lê vào thăm công trường tác giả lại viết: Tướng Đin Lê nói : Tôi điện thế nhưng
tôi đố các anh kéo quân ra , cứ tưởng bở …( trang 120, dòng 17)
Chiến đấu và bom đạn và xương máu …mà tướng cứ ban lệnh
bừa, rút lênh ẩu thì còn ra thể thống gì quân đội gì nữa.
Hư cấu chuyện Đinh Lê nói tục ( trong chưa đầy 2 tháng
nó đã văng tục 9 lần), thích ăn thịt chó , đến nỗi giao nhiệm vụ còn kèm nói
đùa: Các anh vào trước nuôi mấy con cẩu đến lúc tôi vào làm bữa nuôi tồn (
trang 80 dòng cuối) trong lúc khu 4 bom đạn suốt ngày chó chạy hết, có khi đi bắt
chó mất mạng….rồi hư cấu chỉ huy trưởng và chính ủy công trường đón Đinh Lê đến
thăm công trường phải lo quét hết đường xá để dân nói: “ tướng đến thăm luôn
thì dân được nhờ” ( trang 111 dòng cuối) và lo thịt chó tiếp đãi tướng, lo bố
trí con gái để tướng Đing Lê tươi cười đáp lại chào đón của hàng trăm cô gái đứng
dọc đường làng” ( trang 128, dòng 1) và ..vân ….vân….
Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần năm 1968 được khắc họa như
vậy (người đọc đâu biết hư cấu hay là thật) là oan, mặc dầu có vớt vát lại đôi
điều, còn như các nét chủ yếu cần mô tả được những suy nghĩ đầy cơ mưu và tài
trí trong việc chỉ đạo công tác hậu cần trong đó có chủ trương mạnh dạn và
chính xác đưa hệ thống đường ống dã chiến triển khai ưu tiên vào tuyến vận tải
559 sau đó mở rộng ra trên toàn miền Bắc và sang các điểm bên kia biên giới bằng
sự liên kết của nước bạn thì tác giả không đề cập tới.
Hệ thống đường ống mà phần nổi của tảng băng là các
tuyến nằm trong hệ thống đường Hồ Chí Minh (tuyến 559) là kỳ tích của hàng triệu
người đã đóng góp trí tuệ, xương máu và mồ hôi xây dựng, đã có đóng góp to lớn cho
sự nghiệp cách mạng của dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế, nay đã được dỡ bỏ
sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Để
lưu lại truyền thống vẻ vang đó cho các thế hệ mai sau, phương tiện duy nhất là
các hồi ký, ký sự , lịch sử, tiểu thuyết lịch sử và các công trình nghệ thuật
khác.
Nhưng đọc dòng sông không có đôi bờ mà tác giả cho là
một trích đoạn trong tác phẩm viết về đường ống, tôi thấy tính chân thực trong
các sự kiện cơ bản không được tôn trọng, nếu tiếp tục xây dựng như vậy thì tác
phẩm toàn bộ sẽ là một mớ bong bong, các tiêu chí “ Chân Thiện, Mỹ” không còn
thì đúng như lời phán của Đức Chúa Trời, một biểu tượng nhân dân về Chân Thiện
Mỹ: “ Sau ta là đại hồng thủy!”
Tháng 2/1999
Trần Xanh
( xem toàn bộ tài liệu kèm theo, bộ ảnh chụp từng trang và bộ ảnh chụp 1/2 trang)