Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

HỒ SƠ VỤ ÁN ÔNG TRẦN XANH: Ông nỗ lực đấu tranh để ngăn chặn "Hiện tương Trần Nhương" ở Cục xăng dầu- Tổng Cục Hậu cần (phần II)




Sau khi ông Trần Xanh nỗ  lực viết ý kiến gửi cho nhà xuất bản và lãnh đạo Cục xăng dầu vào ngày 10/2/1999 để vạch trần " Hiện tượng Trần Nhương", xem tại http://www.tranthicamthanh.blogspot.com/2014/10/ho-so-vu-ong-tran-xanh-ong-no-luc-au.html 

Nhưng ông không nhận được sự phản hồi.

Năm 2001 ông Trần Xanh tiếp tục có ý kiến gửi lên cơ quan có trách nhiệm để ngăn chặn hiện tượng Trần Nhương trong xã hội, ý kiến mạnh mẽ hơn, rắn rỏi hơn trong việc yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm quản lý được tác giả Trần Nhương cảm ơn là đã giúp đỡ tác giả hoàn thành tác phẩm như Hội nhà văn Việt Nam, Bộ văn hóa thông tin,... xử lý " Hiện tượng Trần Nhương" một cách cụ thể, nếu không ông Trần Xanh sẽ nhờ pháp  luật can thiệp để bảo vệ sự thật. (xem tài  liệu sau).

 Sau đây là toàn bộ  nội dung đơn đề nghị thứ 2 :  


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- hạnh phúc

Kính gửi:    - Ông Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng Ban tư tưởng văn hóa trung ương
- Bộ văn hóa thông tin
- Hội nhà văn Việt Nam


Trong văn bản ngày 10/2/1999 gửi ông giám đốc nhà xuất bản Quân đội nhân dân, đồng gửi ông Cục trưởng Cục Xăng- dầu Tổng cục Hậu cần trình bày nhận xét quyển tiểu thuyết của Trần Nhương, sách được in và các đại biểu gồm cán bộ  cao trung cấp trong quân đội và nhà nước đến dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống ngành xăng dầu ( 24/8/1968 – 24/8/1998) đều được nhận làm quà tặng. Tôi đã vạch rõ 4 sự kiện cơ bản mà tác giả xuyên tạc, nói sai theo hướng xấu của việc triển khai công trình đường ống đầu tiên của ngành xăng dầu quân đội và một số điểm nói không đúng về anh Đinh Đức Thiện mất từ năm 1987 cần có đôi lời minh oan.

Tôi có một câu hỏi dụng ý của tác giả xuyên tạc những sự kiện cơ bản ấy có dụng ý gì , câu  hỏi 2 năm qua tôi vẫn thấy bỏ ngõ chưa nghe được ý kiến gì của tác giả, của nhà xuất bản quân đội nhân dân nơi in cuốn sách, của Cục xăng dầu Tổng cục hậu cần là đơn vị phát hành cuốn sách ấy làm quà biếu nhân dịp 30 năm ngày truyền thống ngành xăng dầu”

Nay tôi xin trình bày tiếp tác giả đã dựng nên nhân vật Cù Văn Thao  trưởng ban  kỹ thuật công trường  X42 để nói xấu tôi về chỉ đạo đảm bảo kỹ thuật công trình  sau đó có một số đề  nghị.

        I.            Nói sai về tôi như thế nào, những gì và tại sao lại là như thế nói xấu, nói sai:

1.       Trước hết hư cấu “ Cù Văn Thao” trưởng ban kỹ thuật công trường để chỉ tôi mà không nêu tên tôi.

Tôi là nguyên chỉ huy trưởng công trường thủy lợi O1 thành lập để triển khai đường ống tháng 1/1968, tháng 4/1968 trước lúc đi khảo sát đường ống ở 559 đề nghị xin làm phó chỉ huy công trường phụ trách kỹ thuật vì đây là công trình tuyến, chỉ đạo kỹ thuật phải sát dưới, được Cục chấp nhận. Sau đó công trường thủy lợi O1 đổi thành công trường 18( xem lịch sử ngành xăng dầu tập I ( 1945-1975). ở trang 18 tác giả bịa chuyện Phan Tử Quang đọc quyết đinh thành lập ban chỉ huy công trường không có tên tôi ( Trần Xanh ), tiếp trang 45 dòng 31 tác giả bịa chuyện Mai Phúc nói một cách khinh miệt  gọi tên tôi không họ, không chức danh nói sai nơi đào tạo ở trong câu: “ Về kỹ thuật các đồng chí Xanh, Hòa, Kỳ ,…sẽ nói rõ, nhưng cũng có ý nói là đứng đầu nhóm kỹ thuật để sau đưa nhân vật hư cấu Cù Văn Thao Trưởng Ban kỹ thuật (trang 31, 2 dòng cuối) và không nhắc tên tôi nữa thì ai cũng hiểu Cù Văn Thao là tôi. Đã ném đá dấu tay song lại phải ném trúng.

2.       Điểm nói xấu thứ nhất:

Công trường triển khai không có khảo sát, không thiết kế, không biện pháp thi công từ đó làm chậm,  phải làm liều nên làm hỏng, may có kỹ sư trẻ tìm ra giải pháp và chỉ huy trưởng “quyết tâm” nên mới cứu được công trường bi quan chán nản,….và cuối cùng hoàn thành đúng thời gian , còn trưởng ban kỹ thuật Cù Văn Thao thì chẳng hiểu biết và có trách nhiệm gì trong đảm bảo kỹ thuật triển khai X42
Dẫn chứng nói xấu:
-          Trang 52, dòng 22 tác giả viết
“ thời gian cứ vùn vụt trôi qua, gần nửa tháng rồi mà khảo sát thực địa vẫn chưa xong “
-          Trang 53, dòng 26 “ Ban chỉ huy công trường 18 bàn bạc chưa tìm được cách nào đưa ống qua sông
-          Trang 5.., dòng 3: Đội vượt sông chưa tìm được cách nào đưa ống qua sông
-          Trang 54 lại có câu ở dòng 1, Mai Phúc nói “ Các bố cứ dựa vào cột cờ dục rối lên”
-          Trang 56 từ dòng 17 đến dòng 22, Mai Văn Phúc hỏi Cù Văn Thao: “ Ban kỹ thuật đã tìm được phương án vươt sông chưa” ? Báo cáo chúng tôi phân công hai đồng chí Nghiêm và Đăng đi nghiên cứu thực địa….một đồng chí ốm, một đồng chí đang đề xuất phương án
-          Trang 18 từ dòng  6 tác giả viết  “chỉ huy trưởng Mai Phúc sốt ruột vì thời gian 3 tháng ấn định cho công trường sắp hết….nhưng chỉ hơn 300m vượt sông không qua được ….thì số đường ống đã lắp……cũng chả có ý nghĩa gì và liều ra lệnh:  khẩn trương lắp nối chỉ chiều dài qua sông và tiến hành nối cáp khi kéo và việc kéo ống thất bại!
-          Sau đó nhờ ý kiến của Hoàng Nghiềm nên mới kéo thành công, Cù Văn Thao có sáng kiến đánh mìn dọn lòng sông, tự mình hướng dẫn buộc bộc phá…..và sau đó được phân công đốt dây cháy chậm! ( trang 31 và trang 32)
-          Trang 164, going 1,2 viết: các trạm  chú ý hôm nay là ngày 12/9/1968 , công trường chính thức hoàn thành, tôi ra lệnh chính thức vận hành.

Điểm nói xấu thứ 2: Trưởng Ban kỹ thuật  Cù Văn Thao tác phong nhút nhát, ngu ngơ, không làm đúng chức trách

Dẫn chứng:   Chỉ nói 3 điểm bỏ qua nhiều điểm khác

-          Làm trực ban khi  địch đánh vào đơn vi cấp  dưới thì “ hốt hoảng” ( trang 58 dòng 3)
-          Ra hiện trường lúc thi công vươt sông thì không làm đúng chức trách chỉ đạo kỹ thuật lại làm những điều vu vơ , trang 105, dòng 3 viết:  “ Cù Văn Thao cầm dây cáp “ như” kéo thuê. Trang 139, dòng 3 viết: Cù Văn Thao buộc thêm 1 sợi dây thép để khỏi bật chốt
-          Tác giả hư cấu Mai Phúc là một cán bộ chỉ huy chung chứ không hề học hoặc tham gia thiết kế công trình, tất nhiên phạm nhiều sai sót nhưng Cù Văn Thao chỉ “ ….cầm viên phấn ghi áp suất lên bảng con số đã vẽ ra từ trước mà không nhắc nhở chỉ huy về  nhiều thiếu sót, đây chỉ nêu vài ví dụ.
-          Chỉ huy mới ra lệnh vận hành đã hỏi:
Áp lực bao nhiêu?
35
Tốt (trang 160, 161)
Nắm áp suât bơm là yếu tố quan trọng phải có tri thức tổng hợp về vận hành đường ống mới phán xét đúng tình huống – Hỏi áp lực, nhất thiết phải biết áp lực vào và áp lực ra. ở X42 áp lực vào không thể cao hơn 5-7 atm, còn áp lực ra thì tùy thiết kế mà định tối đa là bao nhiêu chứ không phải máy nào cũng chạy đến 35 atm là tốt, vả lại mới mở máy đã có áp lực 35 là có vấn đề  hoặc van chưa mở, hoặc tắc ống, cần phải hỏi lại để đội đi theo “ tuyến dẫn nước” báo cáo, khen tốt “ là hàm hồ.
Trang 161, dòng 24 viết: Phó chính ủy trung Dương Văn Tường cầm máy:
“ a lô, trạm 4 đâu, trạm 3 bắt đầu bơm….. Với đoạn đường 15km, tốc độ bơm đúng công suất thì khoảng 20 phút là đến”

Cù Văn Thao không nhắc bơm nước là đi thử độ kín và làm sạch ống, cho  nên việc có đội đi quan sát bơm nước để quan sát dò dỉ, để lúc xả nước ở các van trung gian ( như ở tuyến phụ vượt sông)….để quan sát rác bẩn, để khi tuyến bị tắc do rác  bẩn thì xử lý ( lúc bị tắc áp đột ngột lên cao) người chỉ huy vận hành phán đoán mới tắt, ngừng bơm và cho xử lý, cho nên bơm nước tới mục đích như trên là chính thì phải  từ từ chứ không phải bơm hết công suất, vả lại lưu lương bơm nước tối đa là 30m3 /giờ thì đến bơm thông lần đầu khoảng cách 15 km cũng phải 3,5 tiếng đồng hồ chứ không phải là chỉ 20 phút vì: 1 m ống có V = 7 lít nước, 15 km =  15.000m ×  7 = 105000L  =105m3 , t= 105/30 = 3,5 h.

Như vậy chỉ huy vận hành cứ lệnh ẩu, trưởng ban kỹ thuật không đóng góp ý kiến gì, nếu thực tế xảy ra như vậy rất nguy hiểm: May mà ngày 25/7/1968 tôi chỉ huy vận hành không để xảy ra như vậy

3.       Lấy gì để chứng minh các dẫn chứng nói trên nhất là trao đổi giữa Mai Phúc và Cù Văn Thao là bịa đặt theo hướng nói xấu.

a.       Chỉ lấy 2 mốc thời gian

     Sau khi đến công trường 14/6/1968 thì: Ngày vượt sông 22/6/1968 và chỉ huy kéo ống 1 lần là xong, ngày 25/7/1968 vận hành thử bằng nước, ngày 1/8/1968 vận hành xăng, làm tuyến rẽ TF5 vào Đức Lạc để đóng xăng vào cano chở theo sông Ngàn Trươi vào Chu Lễ

Chỉ những chuyện đặt ra: nửa tháng chưa khảo sát thực địa, gần 3 tháng chưa có phương án vượt sông, sau phải vươt liều rồi thất bại, lại nhờ sáng kiến của Nghiềm mới vượt sông thành công, đúng 12/9 Mai Phúc ra lệnh vận hành.

Chỉ mấy mốc thời gian đã nêu trên đã thấy bịa đặt của tác giả hết sức trắng trợn.

Cũng cần nói thêm nếu khoảng 10/9/1968 mới vượt sông, trong lúc đó ở dưới sông đã có tuyến lắp đặt xong do 2 tháng 20 ngày trước, đã vận hành xăng ổn định hơn 1 tháng trước thì lúc đó mới thi công mà Cù Văn Thao còn cho nổ mìn dọn sông thì phá hủy mất 2 tuyến đã vượt, chưa nói xăng đang vận hành sẽ  bốc cháy, sông Lam từ Vạn Rú xuống hạ lưu sẽ thành một biển lửa, máy bay địch sẽ đến đánh tan hoang khu công trường và thảm họa là không thể nói hết.

Đó không phải là phóng đại mà sự việc có diến biến có  ngày tháng cụ thể trong lịch sử ngành Xăng Dầu và có thời gian rõ ràng trong cuốn “ dòng sông không có đôi bờ” thì tất yếu là dẫn tới như vậy

Lại nói từ 1/8/1968 lúc bơm xăng thông tuyến X42 thì ban chỉ huy đa số về Hà Nội để báo cáo thành tích và đón, triển khai quyết định thành lập Cục Xăng dầu ( 24-8-1968) còn tôi sau lúc tổng kết kỹ thuật, hoàn chỉnh tuyến , làm tuyến TF5, 10/8/1968 theo điện Hà Nội vào dẫn đoàn khảo sát theo tuyến Đức Thọ, lần này là  lần thứ 3 bỏ 2 tuyến đã khảo sát là tuyến đi Chu Lễ hướng đường 15  và đường giao liên đi theo hướng phía Tây Hà Tĩnh dựa vào đường Lâm Nghiệp qua Đức Bồng, Truông Cái, Hương Thọ và Hương Bình báo cáo anh Lê Quang Đạo tư lênh đoàn 500 lúc đó mới  thành lập, sau đó đi khảo sát xác định tuyến Hương Tranh đi Xóm Cục Khe Ve để nối với tuyến Mụ Giạ - Na tong đã khảo sát từ tháng 4/1968 và đã được anh Thiện thông qua, giữa tháng 9 mới gặp đoàn ở Hương Trạch, đi duyệt tuyến vừa khảo sát và sau đó lên đóng ở Km 40 đường 12 ( cổng trời) để thi công tuyến vượt đèo Mụ Giạ.

Nhắc lại như vậy để thấy mỗi  người mỗi ngã, tuyến X42 đã vận hành rồi, làm gì có gặp nhau và đối thoại vượt sông nữa.

Các việc ấy đã tổng kết trong lịch sử ngành xăng dầu từ năm 1993, Trần Nhương viết cuốn sách năm 1995, làm sao lại có ý viết xuyên tạc như vậy? Tất nhiên tác giả cố ý đặt ra chuyện vượt sông chậm, do không có phương án kỹ thuật, trên thì đôn đốc, dưới thì phản ứng nói trên “ dựa cột cờ” để thúc, công trường thì hoang mang, mất ý chí, đào ngũ, đoàn trưởng thì làm liều, cán bộ kỹ thuât cãi nhau, chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phải xuống kiểm tra công trường thì đối phó bằng cách dẫn thủ trưởng đi vòng vo, bố trí hằng trăm gái đẹp vẫy chào, lo nồi thịt chó để “ hãm” tính căng thẳng…..trong lúc đó trưởng ban kỹ thuật thì ngu ngơ, vô trách nhiệm, kỹ sư cũng sinh ra lắm chuyện, có kỹ sư đi “ hiếp dâm” ban ngày ngay trên giếng làng (xem trang 72 dòng cuối).

Sự thực thì công trường dù bị địch đánh phá ác liệt nhưng cùng dân quân, cán bộ địa phương đoàn kết lao động, mọi việc tiến hành theo đúng thiết kế, tiến độ thì vượt mức, điện  mừng từ Bộ, từ Tổng cụ Hậu cần liên tiếp gửi đến động viên, hà cớ gì tác giả phải bày ra một bức tranh ảm đạm như vậy?

Đó là vì tác giả dựa trên lập luận sau đây: “ trang 99, dòng 14 sau khi nêu Nghiềm như một Ga- li – lê đến,  trang 164 từ dòng 12 đến dòng 15 đưa ra lời nói của Nghiềm “ công trình này là một ý đồ liều lĩnh của người chỉ huy, thế ra trong chiến tranh mọi người phải mạo hiểm, có lúc điếc không sợ súng mà lại thành công”.

Lập luận tổng quát ấy được phát biểu lên cho nền tảng cuốn sách chẳng những xúc phạm các đồng chí lãnh đạo chính phủ và quân đội trong công tác chỉ đạo triển khai mạng đường ống bảo đảm xăng dầu cho cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lúc đầu ưu tiên triển khai cho tuyến vận tải 559 sau mở rộng ra toàn quốc và vượt ra biên giới Việt-Trung phục vụ cho nhu cầu xây dựng kinh tế.

Đây là một công việc đồ sộ,nhiều mặt, phải huy động sức mạnh dân tộc , phải có quyết tâm rất cao và phải có biện pháp nhìn xa trông rộng ở tầm vĩ mô mới thực hiện thành công được. Trong công tác triển khai tôi thấy các đồng chí mà tôi được nghe một phần lời phát biểu về chủ trương vài giải pháp vĩ mô ấy như các đồng chí Đỗ Mười, Đinh Đức Thiện, Trần Đại Nghĩa,  cả đ/c Vũ Văn Cẩn, Trần Thọ lãnh đạo Tổng cục hậu cần, các đ/c Hoàng Văn Thái, Vũ Xuân Chiêm ở Tổng cục hậu cần tiền phương, đ/c Đồng Sỹ Nguyên  đoàn 559, đ/c Hoàng Điềm Bộ tham mưu tổng cục Hậu cần, đ/c Hoàng Đình Phu Viện trưởng viện kỹ thuật quân sự đều chỉ đạo rất chặt chẽ công tác triển khai, kể cả nghe và giải quyết thông qua các biện pháp qui hoạch, khảo sát, thiết kế các giải pháp thi công, vận hành, các công tác chính trị tư tưởng và bảo vệ công trình, không có sự chỉ đạo quyết tâm và cụ thể đó thì dù có cán bộ kỹ thuật giỏi thì cũng không thể làm nên trò trống gì. Đây không phải là lúc trình bày các vấn đề đó vì muốn tổng kết phải tham khảo một kho tư liệu đồ sộ của nhà nước, của quân đội, của tổng cục hậu cần và của các địa phương.

Tôi còn nhớ rõ dù bận trăm công ngàn việc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã chỉ thị cho đồng chí Bùi Đình Kế phó văn phòng Bộ Quốc Phòng gọi tôi lên báo cáo cho ác vị tướng ở Bộ nghe về công tác kỹ thuật đường ống.

Riêng cá nhân tôi cùng Nguyễn Đình Hòa là học sinh con cán bộ Miền Nam ra tập kết được Đảng và quân đội cử đi học về đảm bảo xăng dầu tổng cộng 9 năm trong đó có 2 năm ở trường văn hóa quân đội ( tôi có làm cán bộ khung 1 năm cho trường), 4 năm học ở Học viện Hậu cần Vận tải Hồng quân Xô viết, 3 năm ở học viện công trình hậu cần giải phóng  Trung Quốc, trong 3 năm sau cùng Mỹ đã mở chiến tranh cục bộ ở Miền Nam, chúng tôi quyết tâm học tốt để về phục vụ quân đội, đặc biệt lúc đó chuyên gia Liên Xô đã sang Trung Quốc mang 1 bộ đường ống dã chiến huấn luyện chu đáo cho các giáo viên Trung Quốc, các giáo viên Trung Quốc lúc đó rất coi trọng  việc cán bộ Việt Nam, cả trường lúc đó bước vào đại cách mạng văn hóa, chỉ có giáo viên dạy Việt Nam là không phải làm cách mạng văn hóa nên họ rất phấn khởi bồi dưỡng cho chúng tôi, nhất là theo chỉ thị của anh Thiện, Cục cán bộ đã làm việc với phía Trung Quốc tôi và Nguyễn Đình Hòa tập trung học sâu vào 2 môn là thiết kế và thi công đường ống dã chiến và thiết kế thi công quản lý kho nhiên liệu quân dụng. Ngoài ra một số đồng chí khác học về đảm bảo nhiên liệu cho không quân, hai đồng chí Lê Tứ Kỳ và Bế Hùng cũng về nước sau 1 năm và cùng vào tham gia vào ban kỹ thuật công trường 18.

Tháng 5/ 1967 về nước là đồng chí Đinh Đức Thiện gọi tôi đến và báo cáo ngay về kết quả học tập và vì là thủ trưởng cũ lúc ở Cục Vận tải từ 1951, đ/c hỏi thẳng : “ thế học rồi chuẩn bị mà làm, có làm được không?”. Tất nhiên là đã học thì quyết tâm làm, sau đó đồng chí đi Liên Xô, khoảng mùa thu 1967 về nói lại đã xin nguyên soái…. (tôi không nhớ tên) phụ trách Tổng cục Hậu cần Hồng quân cho 2 bộ đường ống dã chiến, chuẩn bị tiếp nhận và triển khai, có cả chuyên gia Liên Xô sang hướng dẫn kỹ thuật.

 Chúng tôi thành lập ban tiếp nhận tháng 1/1968 cục quản lý xe thành lập công trường thủy lợi Ô 1 do tôi làm chỉ huy trưởng, sau có đồng chí Đặng Thế Hải đến cùng bàn bạc triển khai. Công việc lúc đó là đã biết chắc đường ống sẽ triển khai đường ống xăng dầu tương đối thường xuyên nên tập trung nghiên cứu các vấn đề:

-          Nguyên tắc chọn tuyến trong điều kiện địch làm chủ trên không đánh tập trung vào các tuyến vận chuyển và khu dân cư.

-          Nguyên tắc ngụy trang bằng cách chôn tuyến dưới lòng đất, không để nổi như điều lệnh Hồng Quân.

-          Việc làm sạch ống và thử độ kín tuyến ống trước khi vận hành xăng là rất quan trọng, Liên Xô trong thiết bị toàn bộ đường ống dã chiến dùng máy nén khí nén con thoi làm cái việc trên là rất nhanh và ưu việt đảm bảo chất lượng xăng lúc bơm song cần có con thoi cao su có chất phóng xạ ở đầu và có máy dò phóng xạ để xác minh vị trí con thoi bị tắc lúc lấy ra, nhưng bạn chưa có chủ trương xuất khẩu chất phóng xạ nên không cấp chất ấy cho ta, Viện hạt nhân cũng chưa nghiên cứu sản xuất được nên sau khi bàn bạc kỹ với Viện kỹ thuật quân sự do anh Hoàng Đình Phu chủ trì, quyết tâm dùng nước sạch làm sạch tuyến và thử độ kín trước lúc bơm xăng thay cho phương pháp trên vì thiếu thiết bị.

-          Về vượt sông: Căn cứ tình hình sông Việt Nam do địa hình bề ngang đất nước hẹp nên các vùng trung du trở xuống sông chịu ảnh hưởng của thủy triều nên phải tận dụng đặc trưng đó để lúc nước triều lên,  tùy vị trí thao tác mà chọn ngày thích hợp, tốc độ nước chảy mặt sông được trung hòa chỉ ở mức tối thiểu để vượt nổi, vừa nhanh chóng vừa an toàn cho nên phải cùng Nha khí tượng thủy văn bàn bạc xin các số liệu về tốc độ nước các con sông trên các vị trí quan trắc được ở các ngày trong từng tháng theo âm lịch.

Đến tháng 3/1968 thì các nguyên tắc ấy đã được xác định, các số liệu đã được sưu tầm và báo cáo tham mưu trưởng hậu cần ( anh Hoàng Điền) thông qua, anh Đinh Đức Thiện chuẩn y.

Đầu tháng 4/1968 anh Đinh Đức Thiện chỉ thị: Do ta đấu tranh có thể địch xuống thang ngừng ném bom từ vĩ tuyến 18 trở ra để vào bàn đàm phán song sẽ đánh ác liệt đoàn 559 nhất là chặn đứng cổ họng tiếp tế cho tuyến 559 và Miền Nam là đèo Mụ Giạ nên hạ quyết tâm triển khai 2 bộ đường ống ưu tiên đoạn Mụ Giạ - Lùm Bùm.

Ngày 12/4/1968 tôi dẫn đoàn khảo sát thiết kế đi đến Lùm Bùm thì được điện quay ra Tổng cục tiền phương báo cáo, ngày 1/5/1968 được tin địch xuống thang ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, ném bom ác liệt vùng cán xong Việt Nam, nhất là dọc 2 con sông Lam và sông La nên phải gấp rút tuyến Nam Đàn – Đức Thọ.

Trong suốt tháng 5/1968 tiến hành khảo sát xác định tuyến cụ thể, làm thiết kế kỹ thuật và tính ra các yếu tố:  vật tư, nhân lực,các thiết bị bơm, bể chứa, thông tin,… để xin huy động, trong đó trọng tâm là thiết kế và biện pháp vượt sông Vạn Rú, ngày 6/8/1968 thiết kế công trình X42 được thông qua tổng thể bởi anh Thiện và theo chỉ thị của anh Thiện sang thông qua cụ thể với anh Trần Đại Nghĩa có anh Hoàng Điền dẫn đi.

Có 2 vấn đề đáng chú ý trong thiết kế vượt sông ở Vạn Rú:

-          Một là phải chọn giải pháp kéo chìm: Đây là trường hợp duy nhất và lại thực hiện ở công trình thí điểm đầu tiên, đây là thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với chiến trường, vì ngày 12/6/1968 hành quân thì đã là 17/5 âm lịch Mậu Thân, chuẩn bị tích cực vật tư, thợ lắp ráp thiết bị thi công, thợ  lặn sâu, bố trí thông tin, dây cáp, tời, xe tải gát 63…cũng tính đến 22/6/1968 là xong tức là ngày 27/5 âm lịch, ở đấy tốc độ nước chảy lớn, không thể đợi đến triều cường 10/7/1968 tức là 15/6 âm lịch Mậu Thân được, nên quyết định cho vượt chìm để đến 1/7/1968 lúc có trăng non, đội vượt sông sang vươt sông La bằng phương pháp vượt nổi, vì khu vực xóm 8 Trường Sơn Châu Phong tốc độ nước chảy vừa, trăng non nước lên vừa là vượt nổi thuận lợi, sau đó ngày 10/7/1968 quay lại vượt đò Vạn Rú (tuyến phụ) ở thượng lưu tuyến chính đúng ngày 15/6 Mậu Thân, triều cường là được, về sau đúng thực hiện như dự kiến.

-          Hai là lúc tính phương tiện vượt chỉ cần 1-2 xe gát 63 công suất 57 mã lực là được (lúc kéo kể cả khởi động) chỉ cần 46 mã lực, đã báo cáo anh Phan Tử Quang, anh Phan Tử Quang dự kiến đêm 21/6/1968 có xe anh Tài chở vật tư vào công trường sẽ gửi lại 2 xe gát  (1 xe dự phòng) song đêm 21/6/1968  địch đánh thị xã Nam Đàn ác liệt xe không qua được, anh Quang sáng 21/6/1968 tin tôi có một xe Rumani cần bao nhiêu người kéo hỗ trợ là được.

Tôi nói cần quyết tâm vượt, xe Rumani công suất 22 mã lực, cần 50 người (tính 2 người một mã lực) sau đó tôi sang bờ Bắc để chỉ huy việc lắp đặt cho thật bảo đảm, phối hợp với bờ Nam qua điện thoại để lắp ống khi xe lùi lại, để lúc kéo đến phía gần bờ Nam nếu có vướng mắc đá  nhỏ thì báo thợ lặn và dân công nâng cút T lên cho bờ Nam tiếp tục kéo.

Sáng 23/6/1968 tôi đôn đốc lắp ráp nối tuyến dưới sông và tuyến trên bờ xong lại cho chôn lấp ngụy trang, sang bờ Nam thấy kỹ sư Võ Thư Thành đang đợi thợ và dân công đến lắp tuyến và  ngụy trang như bờ Bắc, tôi còn bàn bạc cụ thể thêm với đồng chí Vũ Thư Thành. Tác giả nói tôi chạy loanh quanh, đi “nhứ” cáp, đi đóng “ chốt” dây cáp vào xe là không đúng….

Tất nhiên về sau có đồng chí cho kéo bằng nhân lực là thượng sách, thật ra chỉ là giải pháp tình thế.

Còn về thao tác trạm bơm và công tác kỹ thuật lắp, dỡ, bảo quản ống cũng như tính năng thiết bị đồng bộ bộ đường ống dã chiến thì đã có 2 chuyên gia Liên Xô mở lớp huấn luyện. Điều đó nói lên công tác đảm bảo kỹ thuật cho triển khai đường ống dã chiến đầu tiên của quân đội nói chung và của công trình đầu mối X42 đã được thực hiện một cách khẩn trương và có chất lượng cao, làm với tinh thần trách nhiệm cao vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tháng 5/1969 lúc tổng kết công trường được nhà nước thưởng 63 huân chương, riêng tôi cũng được thưởng huân chương chiến công hạng hai.

Vậy qua hai tài liệu nói ơ trang 1 trên đây có căn cứ khẳng định Trần Nhương viết “dòng sông không có đôi bờ” là xuyên tạc nói xấu các sự kiện lịch sử của công trình xây dựng đường ống đầu tiên, trọng tâm là nói xấu công tác bảo đảm kỹ thuật công  trình, đồng thời lập luận “ Công trình này là một ý đồ liều lĩnh, phiêu lưu của người chỉ huy” là hoàn toàn vô căn cứ.

Xây dựng đường ống là công tác cách mạng, một tác phẩm xuyên tạc và nói sai, nói xấu về công trình ấy cũng như những cán bộ chủ chốt đã có đóng góp lớn cho thắng lợi công trình thì tác phẩm văn học đó lại không phải là “ phản động” cách mạng chăng? Trần Nhương không phải là nhà văn phản động chăng? Đây không phải là khuyết điểm mà là tội ác vì nó làm cho người đọc hiểu sai về lịch sử ngành xăng dầu, sách in hằng ngàn cuốn, có khi lại làm cho những người nước ngoài muốn tìm hiểu về sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của chúng ta cũng hiểu lầm về những chiến công như xây dựng đường hệ thống đường ống dẫn xăng đảm bảo thắng lợi cho cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, một kỳ tích hiện nay là “ vô tiền khoáng  hậu” trong lịch sử chiến tranh cận đại và hiện đại.

Tạp chí cộng sản số 482, trong bài “ sự lựa chọn giá trị con người Việt Nam” có đoạn tác giả Dương Vũ đã viết rất đúng là “ Vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất, một tuyến đường dọc dãy Trường Sơn ( cả sườn Đông và sườn Tây) dài 16.700 Km, một hệ thống dẫn xăng từ miền Bắc vào miền Đông Nam Bộ dài 1.311 Km có lẽ đã quá đủ để dựng một tượng đài hoành tráng về trí tuệ và lòng dũng cảm của người Việt Nam trong thế  kỷ 20 rồi”

Nếu tính cả các đường ống xây dựng trên miền Bắc giúp Lào thì chiều dài tổng số 5000 km – (Xem đại thắng mùa Xuân)

Vạn sự khởi đầu nan, công trình X42 là công trình đầu tiên, tiến hành trong chiến tranh phá hoại cực kỳ ác liệt của đế quốc Mỹ, đã được thiết kế thi công đảm bảo chất lượng, vươt thời gian, nhờ đó rút được các tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm khảo sát, thiết kế thi công tuyến ống đầu tiên dài 200 km, sau đó phía Nam kéo dài 1.311 km, phiá Bắc xây dựng tiếp 3 con đường ống thành một hệ thống hoàn chỉnh tiếp nhận xăng dầu cá tân Trạm giang ( Quảng châu loan) Ninh Minh ( Bằng Tường) khi địch đánh phá lại miền Bắc, ném bom từ trường phong tỏa đường biển, giải quyết đầy đủ nhu cầu xăng dầu cho chiến đấu và xây dựng kinh tế và giúp bạn Lào

Vậy Trần Nhương lợi dụng tự do sáng tác để nói sai, nói xấu các sự kiện và con người trong công cuộc xây dựng công trình đầu tiên ấy làm gì, nhất là khi viết đã biết sự tham gia công cuộc ấy, sự nghiệp ấy từ đầu đến cuối há lại không phải là một nhà văn không phải đạo sống, đạo đức, chính đạo mà là một nhà văn tài “ đạo chích, đạo tặc, vô đạo” sao?

      II.            Đề nghị:


1.       Ông chủ tịch ban chấp hành trung ương hội nhà văn Việt Nam sau lúc đọc 2 văn bản này và tác phẩm “ dòng sông không có đôi bờ” của Trần Nhương, đánh giá tội lỗi vu khống xuyên tạc nói xấu truyền thống của một mặt công tác của quân đội và một cán bộ quân đội và đối chiếu tôn chỉ, mục đích, điều lệ của hội nhà văn Việt Nam mà yêu cầu Trần Nhương làm kiểm thảo và tự xác định kỷ luật thích đáng.

2.       Cuối  năm 1998, nhân dịp đi viếng ông Hồ Viết Thắng tôi có gặp ông Mai Trọng Phước đoàn trưởng đoàn công trình 18 ( tác giả gọi là Mai Phúc) hỏi sao lại có chuyện Trần Nhương xuyên tạc, nói sai, nói xấu việc và người trong tác phẩm trên  thì ông Phước trả lời nguyên văn như sau: “ Đào Xuân Nghiêm ( tác giả gọi là Nghiễm) hiện đang công tác ở Cục Xăng Dầu – TX ) đã mua Trần Nhương, cấp tiền cho Trần Nhương viết và in sách, bao tiêu thụ sách”. Việc đó do Cục xăng dầu, Trần Nhương khẳng định, riêng tôi nhận định có một nhóm ít người đã cùng Trần Nhương soạn thảo ra kịch bản xuyên tạc, nó xấu, nói sai về sự kiện và con người triển khai X42 với mục đích xấu xa nào đó.


Đề nghị ông Cục trưởng Cục xăng dầu Tổng cục hậu cần làm rõ việc đó, điểm danh rõ để cho hàng ngũ cán bộ xăng dầu đang công tác hay đã về hưu được trong sạch, đó cũng là cách giữ gìn đạo đức truyền thống của ngành.

Đồng thời đề nghị cho biết lí do tại sao Cục lại dùng quyển sách nói xấu nói sai về Cục mình về ngành mình cả về sự kiện và con người để làm quà biếu cho các đại biểu dự lễ kỷ niệm  30 năm ngày truyền thống ngành xăng dầu (24/6/1968 – 24/6/1998)  tại bảo tang Hồ Chí Minh trong đó đại biểu cao cấp nhất là thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên, ủy viên ban cán sự quân ủy Trung ương, thứ trưởng bộ Quốc phòng.

3.       Đề nghị các lãnh đạo công tác tư tưởng văn hóa- tư tưởng của đảng và nhà nước cho rút kinh nghiệm về một hiện tượng theo tôi là cực kỳ tiêu cực như đã trình bày trên về công tác tổng kết 30 năm chiến tranh là một công tác hết sức đồ sộ, phải huy động nhiều loại hình công tác, văn hóa và những văn nghệ sỹ, nhà khoa học để làm và lưu lại di sản cực kỳ quí giá của dân tộc cho muôn đời con cháu về sau, song tổng kết lịch sử bất cứ dưới dạng nào cũng đều phải trung thực, tôn trọng tiêu chí “ Chân, Thiện, Mỹ”, tránh nói sai, trắng đen lẫn lộn, có thế mới rút ra được bài học quí giá cho dân tộc.

Hiện tượng “Trần Nhương” như đã trình bày ở trên, mong các vị lưu ý vì tôi đã về hưu không nắm được toàn bộ các công tác tổng kết ấy, song làm như Trần Nhương thì rồi như tôi đã nói, nếu phát triển rộng rãi thì dân tộc ta sẽ gặp nạn Đại Hồng Thủy.

Cũng đề nghị lãnh đạo Hội văn nghệ Việt Nam, Bộ văn hóa thông tin, Nhà xuất bản quân đội nhân dân Việt Nam, Cục xăng dầu tổng cục Hậu cần….là những cơ quan được Trần Nhương trong lời tác giả ở trang 5 đầu cuốn sách có ghi là “…..đã hết lòng giúp đỡ cho tôi (T.N) viết cuốn sách nhỏ này” cũng cần nên kiểm tra lại vì sao lại giúp đỡ viết một cuốn sách  mà từ đầu đến cuối là xuyên tạc và nói sai sự thật. 

Lúc đọc xong cuốn sách sau ngày được tặng tôi có hỏi đồng chí Hà Văn Sỹ phó Cục trưởng Cục xăng dầu vì sao tặng 1 cuốn sách “bôi nhọ” ngành chính trong ngày truyền thống ngành thì được đồng chí Hà Văn Sỹ nói thêm: “ Thế mà Hội nhà văn Việt Nam định xét tặng giải thưởng cuốn sách xuất sắc về loại tiểu thuyết lịch sử viết về đề tài chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1975 – 2000. 

 Tôi không thể biết có đúng không?, nếu đúng thì quả là cơn “ Đại Hồng Thủy đã xuất hiện”. Nếu đúng thì cần nhanh chóng xem xét các phương pháp đánh giá tiểu thuyết lịch sử cũng như con người tham gia bình chọn phải là người như thế nào?

Còn bản thân tôi tuy bị Trần Nhương xúc phạm sâu sắc, song vì khi giao việc 32 năm về trước anh Đinh Đức Thiện có dặn là phải rất “ cảnh giác, khiêm tốn và đoàn kết” nên tôi vẫn bình tĩnh, sau gần 2 năm phản ánh văn bản thứ nhất phát hiện những sự kiện cơ bản bị xuyên tạc nói xấu trong cuốn sách lên Ban giám đốc nhà xuất bản Quân Đội nhân dân nhưng không thấy hồi âm gì, nay tôi phải thành thực trình bày thêm các khía cạnh khác của cuốn sách và các đề nghị như trên, mong chờ đợi sự giải đáp.

Cũng xin nói thêm tôi và Trần Nhương thuộc thế hệ khác nhau, nay tôi đã 75 tuổi, chưa hề gặp Trần Nhương, chắc chắn trong đời sống bình thường chẳng có va chạm gì, tất cả ý kiến đều trên cơ sở cuốn sách nêu ra đối chiếu với việc mình và đồng đội đã làm, lịch sử chính thức ngành xăng dầu đã ghi lại, rất mong chờ ý kiến của các cấp đã nêu.

Tất nhiên trong tương lai nếu không giải tỏa được các thắc mắc đã nêu thì cũng xin phép  nhờ pháp luật can thiệp để bảo vệ danh dự cho sự nghiệp chung mà tôi đã phục vụ cũng như nhân phẩm cá nhân bị xúc phạm. 





Địa chỉ:
Trần Xanh
110 D4 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Đt: 0438350248
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2001
Ký tên


Trần Xanh
Nguyên Phó Cục trưởng Cục Xăng Dầu – Tổng Cục hậu cần
                                                       
                                                                                                                                                                                                                                                                                            Tham khảo:
http://www.tranthicamthanh.blogspot.com/2014/10/ho-so-vu-ong-tran-xanh-ong-no-luc-au.html
http://tranthicamthanh.blogspot.com/2014/10/chi-vi-bo-toi-muon-uoc-song-trong-su.html.

Sau đây là bộ ảnh chụp toàn bộ đơn đấu tranh của ông Trần Xanh.















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét