Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Hồ Sơ vụ án ông Trần Xanh: Ông vạch trần bản chất của Lãnh đạo Cục xăng dầu - Tổng cục hậu cần

Hà nội ngày 20 tháng 7 năm 2002

Kính gửi:    Lãnh đạo và chỉ huy Cục xăng dầu – Tổng cục hậu cần

Năm 2000, lúc được ban liên lạc ngành hưu trí ngành xăng dầu vận động viết hồi ký về ngành xăng dầu, tôi có nói với đồng chí Cục phó kiêm bí thư Đảng ủy Cục Xăng dầurằng tôi hoan ngênh viết hồi ký song  bản thân tôi không thể tham gia, lí do như sau:

Lý do thứ nhất: Năm 1997 tôi rất ủng hộ và còn đi vận động viết hồi ký về anh Đinh Đức Thiện, “Một chiến sỹ cách mạng trung kiên, một vị tướng hậu cần tài trí” bằng cách viết bài và cùng đi xin tiền Tổng công ty Dầu khí để xuất bản, song khi nhận được sách biếu, xem lại bài mình viết thấy rất ngạc nhiên là 70% nội dung bài viết đã bị “đánh tráo” mà không cho biết, thành ra tôi “ tự nói sai, nói xấu về tôi và nói sai về anh Thiện”

 Xin dẫn chứng 3 điểm về việc họ “gán”cho tôi nói sai về tôi

1.       Họ gán cho tôi nói:....nghĩ đất nước mình bao giờ có đường ống, có lẽ phải sau chiến tranh....còn đường ống dã chiến tuy có nghe nói, nhưng tôi chưa hình dung ra nó như thế nào.....bơm có đủ sức mạnh để đẩy dòng xăng qua núi không?...
(trang 209, dòng 17 đến dòng 24)

....Tôi còn băn khoăn vì chưa biết được tính năng kỹ thuật của máy bơm nên khó tính toán vị trí đặt máy bơm (trang 220, dòng 21-22)

Tôi cho rằng “gán” cho tôi tự nói ra như thế là có ác ý, cho rằng dốt nát mà cũng dám  nhận làm một công trình kỹ thuật quân đội quan trọng “ điếc không sợ súng”. May mà tôi học đúng ngành và tốt nghiệp kỹ sư “đường ống dã chiến và kho xăng quân sự” và đã 11 năm làm công tác chỉ huy bảo đảm kỹ thuật đường ống dẫn dầu cho quân đội không phạm sai sót gì, nên không phải giải trình  nhiều.

2.       Họ gán cho tôi nói: “ Đ/c Phan Ninh làm chính ủy ( công trường 18) ( trang 222 giòng 25).

Trong bài viết tôi chỉ  nói đến những kỷ niệm về đạo đức , bản lĩnh và tài năng đ/c Đinh Đức Thiện song họ lại đổi sang nói vê việc thành lập công trình 18 mà tôi là người chỉ huy phó sai sót  lung tung, đặc biệt nói sai tên “ bí thư kiêm chính ủy công trường”.

 Ác ý của họ là nói tôi là một đảng viên  ngốc ngếch, đ/c Hoàng Sùng là chính ủy lại đi nói đồng chí Phan  Ninh là chính ủy.

3.       Họ gán cho tôi tự xưng là “ Vụ trưởng Vụ kỹ thuật Tổng cục Dầu khí” ( trang 218, 2 giòng ghi chú cuối cùng. Bài tôi chỉ ghi tên “Trần Xanh” không có chức vụ, họ thêm chức vụ trong quân đội thì sai, ngoài nhà nước lúc chuyển ngành là Viện trưởng viện Dầu khí, còn Vụ trưởng Vụ kỹ thuật thường là do Tổng cục phó TCDK đảm nhiệm, họ gán cho tôi tự xưng như thế là ba hoa, tham địa vị,...

Cũng xin dẫn chứng 3 điểm họ gán cho tôi sai về anh Đinh Đức Thiện

1.       Họ “ gán” tôi kể về anh Thiện nói với tôi “ Phải đặt đường ống theo đường ô tô (trang 219, dòng 2 và 3). Đây là một quan điểm trái với việc chọn tuyến ống và anh Thiện lúc bàn về công tác triển khai đường ống từ tháng 12/1967 nếu làm như họ “gán” cho anh Thiện nói ra thì đường ống dã bị đánh tan trong “ trứng nước” điều này ai cũng biết với chiến tranh phá hoại ác liệt nhất là đối với tuyến ô tô thì chủ trương như vậy là điên rồ, anh Đinh Đức Thiện không bao giờ nói vậy.

2.       Họ “gán” cho tôi kể lại anh Thiện nói: “ Cứ đi xác định tyến là chính, còn máy bơm sẽ xét sau” (trang 220, dòng 23 và 24). Quả tim của đường ống là trạm bơm, phải bơm xăng qua đèo Mụ Giạ cào gần 1000 m so với mặt biển mà “trạm bơm” lại xét sau thì thật ngây ngô, anh Thiện không thể nói vậy.


3.       Họ “gán” cho tôi kẻ lại anh Thiện nói “ khi mình đi xem diễn tập thấy lính Liên Xô, mỗi ngươi vác 2 ống (trang 220, dòng 9 và dòng 10). 

Tôi chưa bao giờ nghe anh Thiện nói di xem diễn tập nào của Liên Xô, và chắc chắn anh Thiện không bao giờ nói “ lính Liên Xô vác 2 ống vì theo điều lệnh Hồng quân triển khai bộ đường ống NMT- 100 là phục vụ chiến dịch tấn công bằng sức mạnh áp đảo của quân binh chủng hợp thành, bên ta làm chủ trên không thời gian triển khai bộ đường ống tính từng giờ nên cơ giới hóa việc vận chuyển hoàn toàn, lính có cao to đến đâu vác hai ống vác 1 bên thì quá nặng, vác 2 ống 2 vai, trọng tâm ống nối ống di chuyển lúc bước khó đi. “gán” cho tôi nói ra như vậy là anh Thiện ba hoa rỗng tuếch và tôi kể lại cũng là ba hoa rỗng tuếch.


Lý do thứ hai mà tôi không tham gia viết bài cho tập hồi ký là vì những người chủ chốt trong bộ phận biên tập từ hơn 20 năm nay đã viết bài báo,viết sách nói sai về anh Thiện và nói sai nói xấu về công tác đảm bảo kỹ thuật mà tôi phụ trách trong công tác triển khai đường ống dẫn dầu  trong chiến tranh từ đầu đến cuối. Xin kể ra 3 sự kiện để làm dẫn chứng:

1.       Trong số báo QĐND số ra ngày 20 tháng 5 năm 1979, trong bài “ Năm nghìn Km đường ống vắt qua dốc Trường Sơn” ở cột 1 giòng 50 và 51 viết: “....Hồi ấy ta chưa có một cán bộ kỹ thuật đường ống nào....”. Ở cột 2 dòng 9, 10, 11 lại viết “ không có cán bộ chuyên môn kỹ thuật về đường ống nhiên liệu, chúng tôi tìm ra công thức....”.

 Như vậy là phủ nhận sự tồn tại của tôi và Nguyễn Đình Hòa, 2 cán bộ kỹ thuật đường ống dẫn dầu quân sự đầu tiên được đào tạo ở Liên Xô và Trung Quốc, lúc tốt nghiệp 3/1967 về nước là bắt tay vào công tác đảm bảo kỹ thuật đường ống dẫn dầu, đến cuối năm 1979 tôi sang Tổng cục Dầu khí còn đ/c Hòa ở quân đội và mất vào đầu những năm 1990....

Lúc đầu tôi tưởng đồng chí Quang hay quên, vì năm 1974 lúc Cục Xăng dầu cho in quyển “ Đường ống dẫn dầu” tập I do tôi làm chủ biên, anh Quang đến nói tôi: “ Sao in sách không xin phép, Mai Trọng Phước tố cáo đấy. Tôi đưa giấy đề nghị xuất bản của phòng huấn luyện và Viện kỹ thuật, kèm theo bản thảo cuốn sách có chữ ký phê duyệt của anh Quang, anh Quang xem lại, lặng lẽ bỏ ra đi.

Bẵng đi gần 20 năm, ngày 3/6/1998 đ/c Phan Tử Quang lại mời một số cán bộ hưu trí có một số cán bộ Cục Xăng Dầu tham dự như đồng chí Nam ở phòng cán bộ, đ/c Thịnh chủ nhiệm chính trị...đ/c Quang tuyên bố: “ Đầu hạ tuần tháng 5/1998 tôi có gặp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và đề nghị xét khen thưởng cho ngành xăng dầu và đã làm  nên công trình đường ống không có cán bộ kỹ thuật nào, chỉ dám nghĩ dám làm, làm được hệ thống đường ốngđánh Mỹ, đề nghị được khen thưởng.”

Sau đó làm việc đ/c Mai Trọng Phước làm báo cáo xin khen thưởng.

Tôi phát biểu ngắn: Hoan ngênh việc đề nghị xét khen thưởng cho ngành và cho bất cứ đơn vị và cá nhân nào trên xét có công, song phải nói đúng sự thực.

 Thí dụ: Nói lúc đầu không có cán bộ kỹ thuật nào là không đúng, sự thực là sau đó anh Quang có gặp tôi ở Vũng Tàu, tôi có nói thêm: Nguyễn Đình Hòa, Một học sinh Miền Nam được đi học về “ đường ống dã chiến và kho xăng dầu quân dụng” lúc về đã cống hiến cuộc đời cho ngành xăng dầu quân đội, đã mất vì bệnh tật, nay lại bị đánh chết lần thứ 2 vì bị phủ nhận sự tồn tại và sự nghiệp, như thế là “bất nghĩa”.

2.       Trong tạp chí vì sự kiện và nhân chứng số 55 ra ngày...tháng 7 năm 1928, trong bài “ đường ống xăng dầu vượt qua tam giác lửa, trích hồi ký của Mai Trọng Phước, nội dung nói không đúng về công tác triển khai công trình đường ống đầu tiên X42.

Tôi đã đọc cho anh Vũ Xuân Chiêm phó chủ nhiệm Tổng cục tiên phương hồi ấy nghe và anh Chiêm bảo tôi viết thư đính chính phản ánh những điều sai sót sự thực, tôi đã viết thông qua anh Chiêm và giao cho đại tá Liên phụ trách tờ “ Nhân chứng và lịch sử” Sau đây nhắc lại 2 đoạn nói sai sự thật:

a.       Tại cột 1 trang 19, từ giòng 37 đến giòng 55 nói:

 Ngày 14 tháng 6 đi nghiên cứu địa hình và cắm tuyến:...chúng tôi bối rối vì có điện “ Vì điều kiện khách quan, chuyên gia không thể vào...anh Thiện cho phép: Nếu thấy khó thì đưa một số bộ phận về Hà Nội,làm thử qua sông Hồng với sự giúp đỡ của chuyên gia, rút kinh nghiệm rồi sẽ vào làm tiếp....”

Đoạn này hoàn toàn sai sự thật là vì:

 Công tác khảo sát thiết kế vượt sông qua đò Vạn Rú đã được hoàn thành từ trước tháng 6/1968 , đoạn tôi và đoàn đ/c Hoàng Ngọc Minh đã đi khảo sát xong, thiết kế kỹ thuật ngày 8/6/1968 anh Thiện chỉ thị cho anh Hoàng Điền và tôi sang thông qua anh Trần Đại Nghĩa.

Ngày 14/6/1968 công trường đến địa điểm đóng quânphân đội vượt sông ngày 15/6/1968 cũng đến bờ Bắc Vạn Rú, các phương tiện vươt sông như dây cáp, thợ  lặn, thông tin, vật tư cùng thợ lắp ráp đã lần lượt đến và đêm 22/6/1968 đã vượt sông thành công.

Có trục  trặc nhỏ là lúc đầu dự định có một xe Gát-63 kéo song đêm 21/6/1968 địch đánh suốt đêm thị xã Nam Đàn, hôm sau chỉ có một xe con Rumani, phải huy động 50 người cơ quan ra kéo và kéo suốt đêm là thành công (lúc kéo thiết kế là 47 mã lực, sức kéo xe Gát 63 là 57 mã lực, xe con Rumani công suất 22 mã lực, 50 người tính 2 người một mã lực là 25 bộ mã lực, tổng cộng là 47 mã lực.

 Anh Thiện không có điện vu vơ cho phép rút một lực lượng sẽ vươt thử sông Hồng…ý nghĩa: Để làm gì ở các khu vực không có chiến sự, chuyên gia sẽ không hướng dẫn vì trước lúc lên đường ngày 12/6/1968 anh Nguyễn Hữu Lê nói với tôi đến thuyết phục lần cuối chuyên gia…..là bạn học cũ của tôi, chuyên gia trả lời dứt khoát sau lúc hỏi đại sứ quán Liên Xô: Đây là chuyên gia chuyển giao kỹ thuật theo hiệp định viện trợ 200 Km đồng bộ đường ống dã chiến chứ không phải đi vận dụng ở khu vự có chiến sự, anh Thiện đã được tôi báo cáo rõ điều này.

Lại nói thêm: Lúc thi công X42 chưa thành lập cục Xăng dầu, chỉ có phòng xăng dầu trực thuộc cục quản lý xe, còn lúc thành lập Cục xăng dầu 24/8/1968 thì đường ống vượt sông đã làm xong  trước đó 2 tháng 22/6/1968 vậy nói Cục xăng dầu điện thoại là sai và điều đáng nhắc lại là hơn 2 năm sau đó tháng 7/1971, trời bắt đầu mưa, song theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và Tổng cụ Hậu cần, không có chuyên gia, không dùng thiết  bị B.12, tôi đã chỉ đạo Viện kỹ thuật Xăng dầu làm thiết kế vượt sông Hồng ở khu vực xã Đại Tập (Khoai châu) và Nhân…( Thanh Trì) thiết kế còn lưu lại, công trình vượt sông Hồng thuộc tuyến T.74 đã kịp thời đưa xăng từ Hải Dương vào chiến trường chắc ông Mai Trọng Phước còn biết rõ vì công trình này còn sử dụng đến giữa những năm 80 mới gỡ bỏ.

Ở cột 3 dòng 41 lại nói: “ anh Thiện ra lệnh kéo ngay một đoạn ống ra sông Ngàn Sâu. Trong 2 ngày chúng tôi lắp xong đoạn ống dài 5 Km mang tên TF5 ra Đức Bồng trên sông Ngàn Sâu” chi tiết này cũng sai.

Chính anh Vũ Xuân Chiêm chỉ thị cho tôi lúc chỉ có 5-6 xe vượt Ngã ba Đồng Lộc ra lấy xăng ở Nga Lộc, làm đường nhánh từ Đức Long qua Chùa Am đến cửa sông Hói Co ( Đức Lạc chứ không phải Đức Bồng), ở đó có kho nhỏ để cho xăng xuống xà lan.

 Đó là vào khoảng 8/8/1968, lúc đó ban chỉ huy công trường 18 đang ra Hà Nội, lúc làm việc đồng chí Thiên thấy tuyến dài 5km, tôi đề nghị gọi là TF5 ( TF là tiền phương, ý nói là tuyến này do Tổng cục Hậu cần tiền phương quyết định). Nói sai những điều trên ý nói công tác đảm bảo kỹ thuật và người chỉ đạo  kỹ thuật chả ra gì, mọi việc là do “làm tới” thôi.

3.       Ngày 24-8-1998: Nhân 30 năm ngày truyền thống ngành xăng dầu Quân đội, Cục xăng dầu có tặng cho các cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp trong và ngoài quân đội quyển tiểu thuyết lịch sử viết về những ngày thi công và vận hành tuyến ống đầu tiên X42, (tên tiểu thuyết: Dòng sông không có đôi bờ của tác giả Trần Nhương) quyển sách đã lợi dụng 2 chữ hư cấu để nói sai và  nói xấu về các cán bộ , lãnh đạo công trình từ tổng cục trở xuống, đặc biệt tập trung nói xạo công tác đảm bảo kỹ thuật và người phụ trách công tác đảm bảo kỹ thuật. Tôi đã có 2 văn  bản đề ngày 10/2/1999 và ngày 22 tháng 12 năm 2000 gửi Cục Xăng dầu và các đơn vị hữu quan nói rõ các sai trái trên, nay không nhắc lại- chỉ viện dẫn 3 ý sau đây:

a.       Hư cấu nói xấu chủ trương:  Trang 99 dòng 14 viết “ Công trình này là một ý đồ liều lĩnh của người lãnh đạo chỉ huy, chỉ ra trong chiến tranh phải mạo hiểm, có lúc điếc không sợ súng mà thành công”.

b.      Hư cấu nói sai và nói xấu kế hoạch triển khai: Trang 56, từ dòng 17 đến dòng 22 viết: Mai Phúc ( đoàn trưởng, T.X) hỏi Cù Văn Thao ( được hư cấu làm trưởng ban kỹ thuật) đã tìm đươc phương án nào vượt sông chưa ( vì thời gian ấn định 3 tháng sắp hết- trang 98 dòng 6) Cù Văn Thao báo cáo: “ chúng tôi phân công 2 đồng chí Nghiêm và Đặng để nghiên cứu thực địa, một đồng chí ốm, 1 đồng chí đang đề xuất phương án”.


c.       Hư cấu nói sai về những việc tuy riêng biệt và chốc lát về kỹ thuật song rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của công trình:

Trang 160, 161, tác giả hư cấu Mai Phúc chỉ huy vận hành công trình, vừa ra lệnh vận hành đã hỏi:
-          Áp lực bao nhiêu?......35…..Tốt!

Đối với 3 điểm a, b, c,….nói trên, nói rõ thêm lại tại sao lại “sai”, là có ý nói “xấu”

Điểm a: Về chủ trương thì tuy tôi lúc ấy mới là “đại úy”, phó phòng song vì công tác lâu với anh Đinh Đức Thiện, được anh phổ biến rất rõ ý định của chính phủ, Bộ Quốc Phòng, Tổng Cục Hậu Cần và tôi thấy ý định biện pháp rất rõ rang và sáng suốt, có quyết tâm cao, tôi có trách nhiệm phải hoàn thiện tốt. Cũng nhắc lại là lúc đó phòng Xăng dầu thuộc Cục quản lý xe, các anh lãnh đạo Cục có chỉ thị xuống và nhắc tôi lên gặp anh Thiện để nghe ý đồ cụ thể, ở đây theo nguyên tắc bí mật tôi xin miễn nói ra.

Điểm b: Ai cũng biết và lịch sử đã ghi rõ:

Vào địa điểm đóng quân 14/6/1968, công tác chuẩn bị đã chu đáo từ trước.

Đêm 22/6/1968 kéo ống vượt sông thành công, 25/7/1968 vận hành thử, 1/8/1968 làm tuyến nhánh TF5, ngày 10/8/1968 đơn vị tiểu đoàn do đ/c Nguyễn Ngọc Kỳ chỉ huy vào tiếp quản X42 và đưa vào vận hành thường xuyên, cớ sao lại đặt chuyện khoảng 10/9/1968 nghĩa là 1 tháng sau khi vận hành ổn định, lại còn hư cấu trưởng ban kỹ thuật chưa khảo sát thực địa, chưa vượt sông?

Điểm c: May mà tôi được ban chỉ huy phân công chỉ huy vận hành thử  lúc làm xong công trình , vì không phải là oai mà  là để kiểm tra đảm bảo chất  lượng công trình, tránh để xảy ra sự cố, mà nếu có sự cố thì có giải pháp giải quyết kịp thời và đúng. Còn như  vận hành mà để xăng bơm vừa nổ máy làm việc, áp suất vì nước làm đường ống phụ tải tăng dần từ từ, tăng đột ngột lên “35” lại khen “tốt” thì quá nguy  hiểm, vì  áp suất tối đa an toàn cho toàn hệ thống đường ống dã chiến là 25kg/cm2 , vượt 40% là cực kỳ nguy hiểm, chỉ nói tóm tắt vậy thôi.

Bây giờ tôi là “ Kinh cung chi điêu”, không phải thấy cây tre cong mà hoảng nhầm là cánh cung mà sợ, mà thực sự họ đã bắn vào tôi hàng triệu mũi tên,không phải vào xương thịt tôi mà vào nhân phảm và danh dự tôi.

Họ tận dụng uy tín của nhà xuất bản lớn bậc nhất: “ chính trị quốc gia”, “ quân đội nhân dân”,….để xuất bản các ấn phẩm.

Họ nhắm vào hàng triệu độc giả báo “ quân đội nhân dân”, hàng chục vạn độc giả tạp chí “ Sự kiện và nhân chứng” trong đó có các cựu chiến binh yêu quí cá ấn  phẩm trên.

Họ biết 1000 độc giả quyển “ Đinh Đức Thiện một chiến sỹ cách mạng trung kiên….là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, Quân đội và cán bộ lão thành cách mạng cùng bạn bè, con cháu sẽ đọc quyển sách trên.

Quyển “dòng sông không có đôi bờ” có những câu hoa mỹ “ kính tặng bộ đội xăng dầu anh hung”, “ cảm ơn lãnh đạo Bộ văn hóa thông tin, nhà xuất bản quân đội nhân dân, Cục xăng dầu Tổng cục hậu cần…..đã hết lòng giúp đỡ cho tôi (Trần Nhương) viết quyển sách nhỏ này” thì hàng triệu bạn đọc trong nước và ngoài nước sẽ nhiệt tìnhđọc và sẽ không ít người thất vọng về một công trình lịch sử mà họ mến  mộ và chẳng ra gì, nhất là các thế hệ mai sau, ít ai còn nhớ mà nói lại,  biết phân biệt đâu là hư cấu đâu là sự thật, trong lúc trình độ khoa  học kỹ thuật lại được nâng cao.

Những người chữa và thay đổi nội dung bài viết của tôi trình bày trong phần lý do một và viết những bài và sách trình bày trong phần lí do 2 trên kia là một vài cán bộ lãnh đạo lúc bắt đầu làm đường ống với nhau, đoàn kết với nhau như hình với bóng, chịu đựng bao nhiêu gian khổ, mỗi người trên mỗi cương vị, mỗi người đã có đóng góp công ích cho sự nghiệp nhưng bây giờ 34  năm nhìn lại mới  biết là “ đồng sàng nhưng dị mộng”, bây giờ họ thực hiện mộng của họ chứ không “đống sàng được nữa”.

Cũng xin  nói lời cuối cùng là tuy không viết nhưng tôi rất trọng tuyệt đại bộ phận anh em đã viết với tinh thần vô tư, trong sáng, nhắc lại tình đoàn kết, chiến đấu của lính cụ hồ. Đặc biệt  sẽ rất vinh dự được đọc bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi chúng ta còn tại ngũ là vị Tổng tư lệnh văn võ song toàn đã chỉ đạo bộ đội xăng dầu làm tròn nhiệm vụ, nay chúng ta về hưu thì đại tướng vẫn noi gương “đại nhân” “ đại nghĩa” khuyến khích động viên chúng ta đoàn kết xây dựng truyền thống đẹp đẽ của ngành xăng dầu nói riêng, của quân đội và nhân dân anh hung nói chung.


Ký tên
Trần Xanh
Cán bộ bộ đội xăng dầu đã nghỉ hưu
Địa chỉ: 110 D4 Thành Công- Ba Đình- Hà Nội
ĐT: 0438350248













        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét