Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Hồ sơ vụ án ông Trần Xanh: Nhớ lại những ngày đầu xây dựng Viện Dầu khí Việt Nam

Đây là tình cảm của ông Trần Xanh đối với Viện Dầu khí ( ông tỏ bày vào năm 1998), tuy ông Trần Xanh về làm viện trưởng Viện Dầu khí theo lệnh mồm của ông Đinh Đức Thiện (năm 1977) nhưng ông đã dành tình cảm và tâm huyết xây dựng Viện lúc còn sơ khai hình thành Viện, trong suy nghĩ của nhiều cán bộ công nhân viên thì ông là Viện trưởng Viện Dầu khí đầu tiên, tuy nhiên năm 1979, sau 2 năm cống hiến ông mới nhận được quyết định về làm Viện phó Viện Dầu khí.

Tuy nhiên sau này khi bố tôi đã về hưu và bị chính quyền tổ chức đánh đập tại nhà kho sau nhà D4 khu tập thể Dầu khí, Viện Dầu khí là nơi đầu tiên bố tôi kêu cứu và nhờ giúp đỡ, tuy nhiên sau khi làm việc với chính quyền, lãnh đạo Viện Dầu khí là biết rõ là ông Trần Xanh bị người dân tấn công là kịch bản Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí cấu kết với chính quyền địa phương tấn công, do vậy họ né tránh việc chỉ trích chính quyền và im lặng để mặc ông Trần Xanh bị đánh đập và hành hạ.

Tuy vậy hằng năm  vào ngày 1 hoặc 2 tết âm lịch, bọn lãnh đạo Viện Dầu khí vẫn quần là áo lượt đến chúc sức  khỏe ông như không có chuyên gì xảy ra, nhìn cảnh hoang tàn nơi ông ở chưa bao giờ họ đặt một câu hỏi vì sao lại thế.  

Khi biết sự thật họ là một tổ chức thiếu đạo đức, gia đình chúng tôi không chấp nhận thái độ đạo đức giả hiệu đó và bắt đầu phản ứng, bắt đầu từ năm nay chúng tôi không tiếp đón họ nữa và nếu đến chúng tôi sẵn sàng tống khứ nó ra khỏi nhà

Nhớ lại những ngày đầu xây dựng Viện Dầu khí Việt Nam

Trong chiến tranh chống Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ và đến chiến tranh chống Mỹ cứu nước, lúc phục vụ ngành vận tải quân sự đã phát triển cơ giới hóa, việc đảm bảo xăng dầu cho các đoàn xe vận tải, xe kéo pháo, tên lửa, nhiên liệu cho máy  bay tôi mới lĩnh hội sâu sắc chữ  “quí xăng như máu của” Bác Hồ, ngoài ý nghĩa phải tiết kiệm bảo vệ xăng dầu, còn có ý nghĩa “ xăng dầu nhiên liệu” là máu của kinh tế và quốc phòng, nên mặc dù thông tin còn hạn chế cũng biết thềm lục địa phía Nam có triển vọng Dầu khí, ở phía Bắc ở vùng trũng sông Hồng cũng có tiềm năng song đã có liên đoàn địa chất 36 chuyên tìm kiếm thăm dò ở vùng trũng sông Hồng song cần phải xây dựng cơ quan quản lý nhà nước mạnh và cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mạnh thì mới chỉ đạo triển khai công tác thăm dò tìm kiếm có hiệu quả. Trong lúc học tập và đi công tác ở nước ngoài, tôi thường đi đến các mỏ dầu tham quan công tác thăm dò dầu khí.

Cho nên sau 30 năm tham gia cách mạng và quân đội, việc anh Đinh Đức Thiện tháng 4/1977 giao nhiệm vụ xây dựng Viện tôi biết gặp rất nhiều khó khăn song không thể thoái thác được, chỉ có bắt tay ngay vào công việc.

Thuận lợi là trong nghị định 170/CP ngày 3/9/1975 trong nội dung thành phần cơ quan Tổng công ty Dầu khí ghi rõ: Viện Dầu khí, như vậy ngay từ đầu Bộ chính trị và chính phủ đã khẳng định có Viện Dầu khí song muốn cho Viện ra đời thì phải đề xuất và thực hiện cho được:
Một là:       Xây dựng nhiệm vụ chức trách, mô hình tổ chức Viện cho rõ ràng.

Hai là:        Xây dựng chương trình nghiên cứu công tác NCKH kỹ thuật của Viện trước mắt và đến năm 2000 cho chính xác.

Ba là:                   Tập hợp bồi dưỡng cán bộ quản lý KHKT và nghiên cứu kỹ thuật đồng bộ và có trình độ ngày càng cao, đáp ứng các mục tiêu mà Viện đề ra (xem kiến nghị của tôi ngày    3/1973 lên chính phủ và Bộ Quốc phòng).

Bốn là:       Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị và giải quyết những vấn đề cấp bách của đời sống cán bộ công nhân viên trong Viện để có điều kiện làm việc được.
Kết quả là:  Sau lúc trao đổi ý kiến với các cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu của Viện khoa học Việt Nam, các chuyên gia Liên Xô trong lĩnh vực Dầu khí và các cán bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài ngành đến ngày 20/8/1977 thì đề án “ nhiệm vụ, chức trách tổ chức biên chế và các bước tiến hành xây dựng Viện dầu khí Việt Nam” được hoàn chỉnh và được lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí thông qua.

Viện Dầu khí Việt Nam là một viện nghiên cứu tổng hợp các khâu khoa học kỹ thuật tìm kiếm thăm dò khai thác…., nó có tính chất là một viện quốc gia, đầu ngành và hiện đại.

Về mô hình tổ chức và trang bị sau lúc thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Đinh Đức Thiện năm 1976 và đầu năm 1977 đi thăm cộng hòa Pháp và đặt vấn đề hợp tác với Pháp trong vân đề xây dựng Dầu mỏ và sau lúc tham quan Viện Dầu lửa Pháp thì thấy tuy chưa được thấy Viện Dầu lửa Mỹ (API), theo nhiều ý kiến của an hem trí thức Việt kiều và bản thân anh em đã qua thực tập  nghiên cứu  đều thấy Viện Dầu lủa Pháp có tiềm năng lớn và hiện đại hơn so với khối SEV và có thể giúp ta xây dựng Viện Dầu khí có hiệu quả.

Năm 1977 có các toán kỹ sư tốt nghiệp đại học  đi thực tập tại Viện Dầu lửa Pháp và Tổng công ty địa vật lý Pháp.

Tháng 2/1977 đã ký hợp đồng FTN 76 mua của công ty BEICH một số thiết bị phân tích dầu thô, mẫu lõi và phân tích sắc kí khí và tháng 12/1977 tôi và đồng chí Đỗ Quang Toàn sang Viện Dầu lửa Pháp thảo luận đề án hợp tác xây dựng Viện Dầu khí Việt Nam, trong đó có vấn đề nhập 11 phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phân tích giai đoạn 1 của Viện, vấn đề trợ giúp kỹ thuật đào tạo tiếp  thực tập sinh và cử chuyên gia sang lắp ráp và hướng dẫn cho cán bộ KHKT V/n vận hành các trang thiết bị trên một khoản trợ giúp tài chính trọn gói 10 triệu france.

Năm 1978, 1979 Viện Dầu khí Viện dầu khí Việt Nam đã lần lượt nhận được trang thiết bị các phòng thí nghiệm đó, nhờ có trang bị tốt nên việc phân tích dầu thô đã cho những chỉ tiêu chất lượng chính xác, so sánh kết quả phân tích ở Hưng Yên và mẫu đối chứng phân tích ở Pháp kết quả đều giống nhau, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác các tính chất dầu thô Việt Nam.

Các công ty như Deminex cùng đánh giá cao kết quả của mẫu lõi của Viện và sau 1975/1980 lúc thành lập liên doanh XNLD Dầu khí Việt xô nhiều mẫu cần phân tích đều có thể đặt hàng ở Viện Dầu khí Việt Nam.

Về chương trình nghiên cứu KHKT giai đoạn trước mắt cho đến năm 2000………và  anh Hồ Đắc Hoài, viện phó năm 1978 về đã tích cực làm việc với các Viện khoa học Việt Nam, viện khoa học trái đất, viện địa chất khoáng sản và viện hóa công nghiệp và các đoàn chuyên gia Viện hàn lâm khoa học cũng như các Viện khác để trình và được lãnh đạo Tổng cục Dầu khí thông qua.

Các phương hướng đề ra:

Giai đoạn 1976-1985:    Tập trung giải quyết khâu thăm dò tìm kiếm
1986-1990:                    Phát triển tiếp vào khâu khai thác và chế biến
1991-2000:                   Nâng cao chất lượng  NCKH mọi mặt đồng thời triển khai khâu nghiên cứu ứng dụng sản phẩm dầu và khí

Nay nhìn lại đều thấy sát và phù hợp với thực tiễn dẫn đến quá trình sản xuất.

Một vấn đề được đặc biệt quan tâm là việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học của viện, cả cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu – mục tiêu đề ra lúc đó là đến năm 2000 cán bộ KHKT của viện phải tăng lên 5 lần trong đó có số  có trình độ cao tăng 15 lần, kỹ sư tăng 6 lần. Ngoài việc mạnh dạn cho anh em đi nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở Liên Xô và Pháp , trong lúc tiếp xúc với hội người việt nam tai Pháp đều kêu gọi mời những chuyên gia có uy tín về cách  mặt công tác Dầu khí tổ chức nói chuyện và hướng dẫn cho cán bộ Việt Nam ở Viện cũng như tranh thủ mời các chuyên gia nước ngoài nhất là Pháp và Liên Xô tổ chức các hội thảo khoa học ở  Viện, Việt Kiều cho con em có năng lực học về ngành dầu lửa để sau này về phục vụ ngành và Viện Dầu khí.

 Viện cũng thực hiện tích cực việc bồi dưỡng và phát triển đảng trong anh em trí thức, mạnh dạn đề bạt cán bộ phòng ban trong  Viện  đảm đương triển khai hết các nhiệm vụ của các phòng ban vạch ra – đến nay nhìn lại các anh em ấy đã trưởng thành, đã tiếp tục lãnh đạo công tác ở viện cũng như ở cơ quan và nhiều cơ sở khác Tổng công ty Dầu  khí Việt Nam, tôi cũng thấy an tâm trong chủ trương đào tạo cán bộ hồi ấy.
Cuối cùng tôi muốn nói đến việc khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và đời sống của Viện phải vượt qua hồi ấy.

Sau 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, các năm 1977, 1978 đã có xung đột ở biên giới Tây Nam và phía Bắc nên nơi làm việc của Viện từ lúc chỉ có buồng hẹp 148 Nguyễn Thái Học Hà Nội, 2 buồng ở 23 Nguyễn Đình Chiểu và sau có một đơn nguyên 23 buồng ở E3 song do tình hình không ổn định hồi đó, tiếp theo quyết định số 655 /DK-QĐ ngày 22/5/1978 v/v triển khai tổ chức Viện nghiên cứu Dầu khí, ngày 28/8/1978 lại có quyết định số 1015/QĐ/TC  triển khai viện tại thị xã Hưng Yên ở cơ sở đoàn 36 B bàn giao lại.

Ở đó điện rất chập chờn, phải có máy phát riêng       , sau khoan giếng và bắc đường ống để sử dụng song nước nhiễm phèn và có nhiều ion sắt Fe2O3 phải xử lý…., cơ sở ăn ở rất hẹp, đường xá xấu, việc cung cấp lương thực thực phẩm khó khăn. Trong tình hình ấy, Viện phải nỗ lực  cùng văn phòng TCDK liên hệ với cách trại cải tạo của Bộ Nội vụ mà người bị cải huấn đã di chuyển để tiếp quản những nương sắn, anh em đi dỡ về thái cắt phơi trên sân gác thượng chia phần để bổ sung khẩu phần lương thực hiện đang ưu tiên nhường cho mặt trận – Viện vừa công tác vừa cử người đi tham gia xây dựng             , vừa luyện tập quân sự sẵn sàng chiến đấu, mặt khác nhận thức được nếu có điều  kiện mà Viện không trở vê thủ đô (có thể ở ngoại ô cũng được) thì việc triển khai mọi mặt công tác sẽ bị hạn chế , chủ yếu do hạ tầng kiến trúc đường xá,  nhà cửa, điện nước quá kém, công tác thông tin và giao thông quá hạn chế, việc thu hút nhân tài, việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước rất bị hạn chế nên một mặt làm tốt công việc ở Hưng Yên, một mặt kiên trì trình bày với lãnh đạo Tổng cục Dầu khí và chính phủ cho đến năm 1981 mới chính thức được chấp nhận kế hoạch dần dần chuyển khỏi thị xã Hưng Yên về địa điểm xã Từ liêm- Hà Nội.


Thấm thoắt đã 20  năm, Viện Dầu khí Việt Nam đã  trưởng thành, hồi tưởng lại việc mà tôi đã cùng anh em lãnh đạo Viện thế hệ đi đầu phải đương đầu trong một hoàn cảnh cam go như trên đã nói, nhưng nhờ ở tinh thần trách nhiệm cao, ý thức đoàn kết tương trợ của cơ quan và lãnh đạo Tổng cục Dầu khí và với tinh thần kiêm tốn, kiên trì và lo lắng đến sự nghiệp chung nên đã nhìn xa trông rộng làm cho các  bước đi ban đầu không bị lệch hướng để lại ít nhiều thành quả cho thế hệ sau và có thể nói được an tâm khi nhìn lại một quãng của cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. 

 Chào mừng xuân Mậu Dần 1998.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét